Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

THÁNH LỄ AN TÁNG ÔNG ĐA MINH PHẠM ĐÌNH CƯỜNG, GH BIỄN ĐỨC.

THÁNH LỄ AN TÁNG
          CỤ ÔNG ĐA MINH PHẠM ĐÌNH CƯỜNG, Giáo họ Biển Đức.
      Chúng ta hãy tin tưởng, tín thác vào Chúa và luôn hy vọng. “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh nầy, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta”. (Ga 6, 51).
      Sáng nay thứ Năm, 30.04.2020, linh cữu Cụ ông ĐA MINH PHẠM ĐÌNH CƯỜNG, giáo dân thuộc giáo họ Biển Đức, Giáo xứ Thủ Đức, 81 tuổi được gia đình, Ban Điều hành giáo họ, đưa đến Thánh đường Gx Thủ Đức để ông Đa-Minh được tham dự Thánh lễ cuối cùng của ông. Chủ tế Thánh lễ an táng hôm nay là cha chánh xứ Thủ Đức Giuse Huỳnh Thanh Phương.
       Thánh lễ an táng được cử hành trong tuân thủ nghiêm thông báo hướng dẫn mùa dịch bệnh của Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn: Chỉ những thân nhân họ hàng gần tham dự Thánh lễ, cùng những qui đinh của Gx Thủ Đức như: được xịt cồn diệt khuẩn trên tay trước khi vào Nhà thờ, tất cả đều phải đeo khẩu trang và giữ khoản cách an toàn.
       Sau Thánh lễ, là nghi thức tiễn biệt ngay tại thềm cung thánh.
       Linh cữu ông ĐA MINH được đội mai táng đưa ra khỏi nhà thờ, lần lượt cúi chào Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse. Cụ ông ĐA MINH từ giã ngôi thánh đường thân yêu nầy về với Cha trên Trời.
       Linh cữu cụ ông ĐA MINH được đưa về trung tâm hoả táng Phúc An Viên, Quận 9.































     

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

KHÁT KHAO

KHÁT KHAO…
        Một tháng, 30 ngày đã trôi qua, kể từ thông báo hướng dẫn của Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn:… tạm ngưng các Thánh lễ và các hoạt động tôn giáo có giáo dân tham dự từ 16g00 ngày 26.03.2020….
        Lạy Chúa, từ 16g00 hôm ấy đến nay, chúng con cùng gia đình sốt sắng tham dự Thánh lễ hằng ngày và Chúa nhật hằng tuần, cùng những giờ kinh, Giờ Chầu Thánh Thể hằng đêm, được trực tuyến và chúng con tham dự tại nhà chúng con. Chúa đã đến với gia đình chúng con luôn luôn hằng ngày, từng giờ. Đức tin của chúng con được lan toả, cũng cố vững vàng, mọi thành viên gia đình luôn có sự gắn kết với nhau và mật thiết với Chúa. Chúng con có Chúa hằng ngày, hằng giờ, mỗi đêm.
        Lạy Chúa, tuy vậy chúng con vẫn khát khao và luôn cầu nguyện cùng Chúa, Đức Mẹ, Thánh cả Giuse, mau cho dịch bệnh được chấm dứt, tất cả chúng con được bình an, trở về nhà Chúa, về với thánh đường uy nghi của Nhà thờ Thủ Đức chúng con. Chúng con đến với Chúa hằng ngày để Tôn vinh Chúa, Thờ lạy Chúa, tâm sự cùng Chúa, giao hoà cùng Chúa và được rước Mình Máu Thánh Chúa hằng ngày…
       Lạy Chúa, sáng nay đây là ngày 26.04.2020 - Chúa nhật tuần III Mùa Phục Sinh, ngôi thánh đường uy nghi Thánh Thiên của Giáo xứ Thủ Đức chúng con vẫn vắng vẽ, nặng nét trầm buồn…
       Lạy Chúa, chúng con cầu nguyện và hy vọng, chỉ nay, mai, chúng con sẽ trở lại như trước đây thôi, đến với ngôi thánh đường cổ kính thân yêu, có Chúa, có tình yêu thương nồng ấm anh em, cùng lời mời gọi thân thương của tiếng chuông giáo đường ngân vang…

https://nguyettactruongcong.blogspot.com/2020/04/thanh-le-cuoi-cung-co-giao-dan-tham-du.html
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây và ngoài trời

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

LỊCH PHỤNG VỤ TRONG TUẦN- TUẦN III PHỤC SINH

LỊCH PHỤNG VỤ TUẦN III MÙA PHỤC SINH

26.04.2020: CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
                   Thánh vịnh tuần III. Cv 2,14.22-33 ; 1 Pr 1,17-21; Lc 24,13-35.

27.04.2020: Thứ Hai. Cv 6,8-15 ; Ga 6,22 -29.

28.04.2020: Thứ Ba. Thánh Luy  Grignion Montfort, linh mục(Tr). 
                   Cv 7,51-8,1a ; Ga 6,30-35.

29.04.2020 : Thứ Tư. Thánh Catarina Siêna trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
                    Cv 8,1b-8 ; Ga 6,35-40.

30.04.2020 : Thứ Năm. Thánh Piô V, giáo hoàng (Tr)
                    Cv 8,26-40 ; Ga 6,44-51.

                    THÁNH KÍNH ĐỨC MẸ
       “Các tín hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dể tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến Mẹ chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ” (Gh 67).
01.05.2020: Thứ Sau đầu tháng. Thánh Giuse Thợ (Tr).
                   Cv9,1-20 ; Ga 6,52-59 (hay lễ về Thánh Giuse: St1,26-2,3; Mt 13,54-58).

02.05.2020: Thứ Bảy đầu tháng. Thánh Athnasiogiám mục, tiến sĩ hội thánh. Lễ nhớ.
                   Cv9,31-42 ; Ga 6,51.60-69.

03.03.2020: CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

CẢM NHẬN - Kỷ niệm 20 ngày rồi ở nhà với Cách ly xã hội...

       CẢM NHẬN,
       Các bạn thân mến, thấm thoát qua đi ngày 06.4 rồi đến 16.4, nghĩa là đã 20 ngày khởi đi từ 25.03.2020; ngày mà toàn thể Giáo Phận chúng ta không mong chờ cũng đã phải đến, ngày Đức Tổng Giuse ngậm ngùi ra thông báo hướng dẫn và có điều khoản tất cả Thánh lễ và các sinh hoạt tôn giáo có giáo dân tham dự phải tạm ngưng vì dịch bịnh Covis 19 đang lây lan. Kể từ 16g00, ngày 26.03.2020, chúng ta phải tham dự Thánh lễ trực tuyến kể cả Tuần Thánh, Tam nhật Thánh vừa qua. 
         Lạy Chúa, qua 20 ngày không tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ được vì dịch bệnh, phải ở nhà tham dự Thánh lễ trực tuyến, dĩ nhiên cũng có giờ giấc ổn định lễ sáng, lễ chiều
Chúa nhật có thêm Thánh lễ Thiếu nhi…và các hoạt động đạo đức như đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi, chuỗi Lòng Chúa thương xót, Chầu Mình Thánh Chúa v.v…
         Lạy Chúa, nghĩa là trước đây 20 ngày, chúng con đến thánh đường, gặp gỡ Chúa, cầu nguyện cùng Chúa, tâm sự cùng Chúa, chúng con rước Mình Thánh Chúa vào lòngngài dang tay đón chào chúng con, Chúa chờ đợi đoàn con đến với Chúa hằng ngày. 
         Giờ đây, qua Thánh lễ, giờ kinh trực tuyến tại gia đình, chúng con từng bước mới cảm nhận được tình thương bao la, vô bờ bến của Chúa đối với từng người chúng con. Chúa đã phải đến với từng gia đình, từng người chúng con trong cơn đại dịch, đoàn con cái Chúa phải ở nhà, thì Chúa lại phải đến từng nhà, nhà bạn là Hội Thánh tại gia. Chúa muốn Thánh hoá từng nhà, từng gia đình và tâm hồn mỗi người chúng ta, Chúa không bỏ chúng ta cô đơn, khi hoạn nạn. Gia đình chúng ta có Thiên Chúa hiện diện.
          Chúng ta có thể dâng tâm hồn mình lên với Chúa qua việc Rước lễ thiêng liêng. Đó là cách tuyệt vời để thố lộ với Chúa những khao khát và để kết hiệp với Ngài, khi chúng ta không thể đến Nhà thờ được.
          Vài lời chia sẻ với các bạn thân mến, dù sao thì nỗi buồn miên man trong tôi vẫn cứ đến, nhớ ngôi thánh đường thân yêu, đầy ắp dòng người đến với Chúa, được gặp và kính chào cha xứ, các cha phóquí soeur …, tiếng chuông thánh đường đánh động ngân vang, lời kinh râm rang trước mỗi Thánh lễ, những nguyện ước của chúng con sau giờ lễ hằng ngày nơi Đài Thánh Giuse, Đài Thánh Giá Chúa, Núi đá Đức Mẹcả thăm viếng các linh hồn trong Nhà chờ Phục Sinh Gx nửa. Và (nếu không nhắc đến là điều thiếu sót) cả tiếng cười, nói tươi vui của những anh em tụ họp lại tại thềm tháp chuông giáo đường. Nhớ… nhớ lắm.
           Thôi thì, hết mùa dịch bệnh Covis 19 này, chúng ta lại gặp nhau trong tay bắt mặt mừng, chúng ta lại gặp nhau mỗi ngày tại thánh đường để gặp gở Chúa, thờ lạy Chúa, tôn vinh Chúa, tạ ơn Chúa đã đổi mới mỗi người chúng ta.
           Lời kết bài nầy tôi muốn nói là Bàn thờ Chúa tại nhà chúng ta, hằng ngày phải luôn có hoa tươi, mọi thành viên gia đình đều một lòng sốt mến với Chúa, để luôn nhắc nhớ mọi người chúng ta rằng Thiên Chúa luôn hiện diện giữa chúng ta, bây giờ và mãi mãi. Thân ái,



           
       

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

GIÁO XỨ THỦ ĐỨC: LỊNH PHỤNG VỤ TRONG TUẦN: t

LỊCH PHỤNG VỤ TRONG TUẦN.    
   CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

19.04.2020 : CHÚA NHẬT II PHỤC SINH – CUỐI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH.
                    CHÚA NHẬT VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA.
                    Cv 2,42-47 ; 1 Pr 1,3-9 ; Ga 20,19-31.
                     
                    GIÁO HUẤN SỐ 21
                    CHÚA THÁNH THẦN CHUẨN BỊ CHO VIỆC ĐÓN NHẬN ĐỨC KITÔ.
                       Trong nhiệm cục bí tích, Chúa Thánh Thần hoàn tất các hình bóng của Cựu
                    Ước. Bởi vì Hội Thánh của Đức Ki   “đã được chuẩn bị cách kỳ diệu trong
                    Lịch sử dân Israel và trong Cựu Ước” (Cộng đồng Vaticano II, Hiến chế tín                        lý  Lumen Gentium, 2), nên phụng vụ của Hội Thánh giữ lại một số yếu                               tố của Phụng tự Cựu Ước, xét như một phần không thể thiếu và không                                 thể thay thế, 
                    Coi đó là của mình :
                         - Chủ yếu là việc học Cựu Ước;
                         - Lời cầu nguyện của các Thánh Vịnh;
                         - Nhất là tưởng nhớ các biến cố cứu độ và những thực tại đầy ý nghĩa đã 
                     Được hoàn tất trong màu nhiệm của Đức Ki  tô (Lời Hứa và Giao Ước, Xuất 
                    Hành và Vượt Qua, Vương Quốc và Đền Thờ, Lưu Đày và Hồi Hương).
                         (Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1093).

20.04.2020 : Thứ Hai. Thánh vịnh tuần II.
                    Cv 4, 23-31 ; Ga 3,1-8.

21.04.2020 : Thứ Ba. Thánh Anselmogiám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr).
                    Cv 4,32-37 ; Ga 3,7b-15.

22.04.2020 : Thứ Tư. 
                    Cv 5,17-26 ; Ga 3,16-21.

23.04.2020 : Thứ Năm. Thánh Giorgiotử đạo (Đ). Thánh AdalbertoGiám mục, tử đạo (Đ).
                    Cv 5,27-33 ; Ga 3,31-36.

24.04.2020 : Thứ Sáu. Thánh Fidele Sigmaringenlinh mục, tử đạo (Đ).
                    Cv 5,34-42 ; Ga 6,1-15.

25.04.2020 : Thứ Bảy. THÁNH MARCO, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ Kính
                    1 Pr 5,5b-14 ; Mc 16,15-20.

26.04.2020 : CHÚA NHẬT III PHỤC SINH.

CHÚA NHẬT LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT.

MỪNG BỔN MẠNG
          * CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
           * CA ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT 
                                        GIÁO XỨ THỦ ĐỨC
Câu chuyện
Năm thánh 2000, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức tuyên bố Chúa Nhật sau lễ Phục sinh là Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương xót. Theo thánh nữ Faustina, chính Chúa Giêsu đã tỏ ra cho nhân loại về kho tàng tình yêu của Ngài luôn được ban phát và nhất là ngày Chúa Nhật trong tuần Bát nhật Phục sinh:
“Ngày đó, các cửa đập Lòng Thương Xót sẽ trào tuôn ân sủng vì được mở ra. Không một linh hồn nào phải sợ sệt khi đến gần Ta, dù tội lỗi của họ đỏ như máu. Lòng Thương Xót của Ta bao la đến nỗi không một trí khôn loài người hay thiên thần nào có thể ước lượng hay dò thấu cho đến muôn đời”....
Ngày của lòng Chúa thương xót, chúng ta cùng họp mặt với các tông đồ trong nhà tiệc ly gặp gỡ Đấng Phục Sinh, được đụng chạm đến vết thương thánh, được lãnh nhận Thánh Thần, được tăng cường niềm tin và sửa đổi con người theo lòng thương xót...
NGUỒN: TGPSG.NET


Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

CẢM NHẬN,

CẢM NHẬN,
Bài & Ảnh: Trương Công,
       Thấm thoát qua đi ngày 06.4 rồi đến 16.4, nghĩa là đã 20 ngày khởi đi từ 25.03.2020; ngày mà toàn thể Giáo Phận chúng ta không mong chờ cũng đã phải đến, ngày Đức Tổng Giuse ngậm ngùi ra thông báo hướng dẫn và có điều khoản tất cả Thánh lễ và các sinh hoạt tôn giáo có giáo dân tham dự phải tạm ngưng vì dịch bịnh Covis 19 đang lây lan. Kể từ 16g00, ngày 26.03.2020, chúng ta phải tham dự Thánh lễ trực tuyến kể cả Tuần Thánh, Tam nhật Thánh vừa qua.
         Lạy Chúa, qua 20 ngày không tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ được vì dịch bệnh, phải ở nhà tham dự Thánh lễ trực tuyến, dĩ nhiên cũng có giờ giấc ổn định lễ sáng, lễ chiều, Chúa nhật có thêm Thánh lễ Thiếu nhi…và các hoạt động đạo đức như đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi, chuỗi Lòng Chúa thương xót, Chầu Mình Thánh Chúa v.v…
         Lạy Chúa, nghĩa là trước đây 20 ngày, chúng con đến thánh đường, gặp gỡ Chúa, cầu nguyện cùng Chúa, tâm sự cùng Chúa, chúng con rước Mình Thánh Chúa vào lòng, ngài dang tay đón chào chúng con, Chúa chờ đợi đoàn con đến với Chúa hằng ngày.
         Giờ đây, thánh đường uy nghi, khuôn viên giáo xứ vắng lặng, qua Thánh lễ, giờ kinh trực tuyến tại gia đình, chúng con từng bước mới cảm nhận được tình thương bao la, vô bờ bến của Chúa đối với từng người chúng con. Chúa đã phải đến với từng gia đình, từng người chúng con trong cơn đại dịch, đoàn con cái Chúa phải ở nhà, thì Chúa lại phải đến từng nhà, nhà bạn là Hội Thánh tại gia. Chúa muốn Thánh hoá từng nhà, từng gia đình và tâm hồn mỗi người chúng ta, Chúa không bỏ chúng ta cô đơn, khi hoạn nạn. Gia đình chúng ta có Thiên Chúa hiện diện.
          Chúng ta có thể dâng tâm hồn mình lên với Chúa qua việc Rước lễ thiêng liêng. Đó là cách tuyệt vời để thố lộ với Chúa những khao khát và để kết hiệp với Ngài, khi chúng ta không thể đến Nhà thờ được.
          Vài lời chia sẻ với các bạn thân mến, dù sao thì nỗi buồn miên man trong tôi vẫn cứ đến, nhớ ngôi thánh đường thân yêu, đầy ắp dòng người đến với Chúa, được gặp và kính chào cha xứ, các cha phó, quí soeur …, tiếng chuông thánh đường đánh động ngân vang, lời kinh râm rang trước mỗi Thánh lễ, những nguyện ước của chúng con sau giờ lễ hằng ngày nơi Đài Thánh Giuse, Đài Thánh Giá Chúa, Núi đá Đức Mẹ, cả thăm viếng các linh hồn trong Nhà chờ Phục Sinh Gx nửa. Và (nếu không nhắc đến là điều thiếu sót) cả tiếng cười, nói tươi vui của những anh em tụ họp lại tại thềm tháp chuông giáo đường. Nhớ… nhớ lắm.
           Thôi thì, hết mùa dịch bệnh Covis 19 này, chúng ta lại gặp nhau trong tay bắt mặt mừng, chúng ta lại gặp nhau mỗi ngày tại thánh đường để gặp gở Chúa, thờ lạy Chúa, tôn vinh Chúa, tạ ơn Chúa đã đổi mới mỗi người chúng ta.
           Lời kết bài nầy tôi muốn nói là Bàn thờ Chúa tại nhà chúng ta, hằng ngày phải luôn có hoa tươi, mọi thành viên gia đình đều một lòng sốt mến với Chúa, để luôn nhắc nhớ mọi người chúng ta rằng Thiên Chúa luôn hiện diện giữa chúng ta, bây giờ và mãi mãi. Thân ái,




Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

THÁNH LỄ CUỐI CÙNG, CÓ GIÁO DÂN THAM DỰ

THÁNH LỄ SÁNG 26.03.2020 - THÁNH LỄ CUỐI CÙNG CÓ GIÁO DÂN THAM DƯ
THEO HƯỚNG DẪN CỦA TOÀ TỔNG GIÁM MỤC SÀI GÒN TRONG MÙA DỊCH COVIS 19.
        O3 Cha xứ Thủ Đức, dâng Thánh lễ sáng nay, với cộng đoàn dân Chúa Gx Thủ Đức.
         Chấp hành nghiêm Thông báo của Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn, từ 16 g00 chiều nay 26.03.2020 tạm ngưng các hoạt động cộng đoàn ...
          Như vậy, Thánh lễ sáng nay coi như Thánh lễ sau cùng, trong mùa dịch bệnh nầy. Chúng con cầu xin Chúa, dang tay ban ơn phúc cho chúng con và toàn Thế Giới để nạn dịch nầy sớm chấm dứt, chúng con bình an sớm trở lại với các Thánh lễ hằng ngày Thờ lạy Chúa, Tôn vinh Chúa, chúng con Tạ ơn Chúa.